Hướng dẫn các bước tạo ổ đĩa RAM trên Windows
Tốc độ ghi/đọc RAM nhanh hơn ở bộ lưu trữ truyền thống rất nhiều
Nếu bạn đã từng mong muốn giả lập hiệu năng của một ổ trạng thái rắn (SSD) mà không phải gắn thêm một phần cứng mới, hãy thử tạo một ổ đĩa cứng ảo mới trên PC mà chạy hoàn toàn từ RAM, còn gọi là ổ RAM (tất nhiên nếu hệ thống có đủ RAM). Bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc cấu hình ổ đĩa RAM trên PC.
1. Ổ đĩa RAM là gì?
Ổ đĩa RAM là khối lượng lưu trữ logic được tạo ra từ bộ nhớ RAM của máy tính. RAM là phương tiện lưu trữ mà một máy tính sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình sử dụng, tăng tốc hiệu suất tổng thể của hệ thống đáng kể.
Bộ nhớ RAM cực kỳ nhanh, các ổ đĩa logic chúng ta có thể tạo ra trong bộ nhớ RAM hoạt động ở nhiều tốc độ khác nhau.
Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ nhiệm vụ bị giới hạn bởi tốc độ ổ đĩa máy tính, chẳng hạn như kết hợp nhiều file video lớn hoặc thao tác với cơ sở dữ liệu phức tạp có thể đạt được hiệu suất lớn khi chạy từ ổ đĩa RAM. Tuy nhiên việc này không hề đơn giản.
Đầu tiên, bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất khi bộ nhớ RAM bị mất nguồn. Điều này trái ngược với các ổ đĩa trạng thái rắn truyền thống khác.
Các phương pháp lưu trữ khác sẽ giữ lại dữ liệu bằng văn bản khi bị mất điện, chẳng hạn như trong trường hợp khi tắt máy tính hoặc khi bị mất điện.
Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ dữ liệu nào bạn lưu trữ trên ổ đĩa RAM đều sẽ bị mất khi khởi động lại máy tính hoặc trong trường hợp bị mất điện. Do đó, bạn nên sao lưu thường xuyên các nội dung trên ổ đĩa RAM và luôn luôn ghi nhớ rằng các dữ liệu trên ổ đĩa có thể bị mất bất cứ lúc nào.
Thứ hai, so với ổ SSD và ổ đĩa cứng cơ học, bộ nhớ RAM khá tốn kém và còn nhiều điểm hạn chế.
Việc tạo một ổ RAM đòi hỏi phần mềm chuyên dụng và sử dụng một phần bộ nhớ sẵn có trên máy; mặc dù một ổ RAM hiện diện như bất cứ ổ nào khác trên PC nhưng RAM mà bạn sử dụng cho ổ RAM sẽ không khả dụng cho các tác vụ ghi nhớ thông thường nữa.
Tại sao bạn muốn sử dụng bộ nhớ làm một ổ cứng tự chế? Đơn giản là vì tốc độ. Tốc độ ghi/đọc RAM nhanh hơn ở bộ lưu trữ truyền thống rất nhiều. Ở hình bên trên ta có thể thấy tốc độ ghi đọc khác nhau giữa một ổ cứng 7200 rpm (trái) và một ổ RAM (phải).
2. Thiết lập ổ RAM: Ưu điểm và nhược điểm
Tốc độ đọc/ghi của RAM thậm chí còn nhanh hơn tốc độ của những dòng SSD hàng đầu. Điều này làm cho ổ đĩa RAM thực sự là một công cụ tuyệt vời để đẩy nhanh các hoạt động mà máy tính phải đọc và ghi nhiều dữ liệu, như mã hóa media hay chỉnh sửa nhiều ảnh.
Những ứng dụng được cài đặt lên ổ RAM cũng đạt tốc độ truy cập lớn. Chẳng hạn như, việc di chuyển Word, Excel, Firefox và Acrobat từ ổ cứng 7200 rpm vào ổ RAM khiến cho việc tải ứng dụng nhanh gần gấp hai lần.
Trò chơi cũng chạy mượt mà hơn từ ổ đĩa RAM, mặc dù lưu trò chơi vào ổ ảo cần rất nhiều bộ nhớ của RAM.
Tất nhiên, việc chạy các chương trình quan trọng từ một ổ RAM cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý.Dung lượng lưu trữ bị giới hạn ngặt nghèo khi so sánh với ổ cứng tiêu chuẩn, và tính không ổn định cố hữu của bộ nhớ truy cập tạm thời có thể là vấn đề nếu bạn lưu các file quan trọng hay chương trình lên ổ RAM. Những hạn chế về dung lượng ổ RAM là điểm trừ lớn: Dung lượng ổ ảo bị ràng buộc bởi tổng dung lượng RAM hệ thống.
Do ổ đĩa RAM bất ổn định, chúng sẽ mất dữ liệu mỗi lần PC sập nguồn. Hầu hết các ứng dụng tạo ổ RAM xử lý vấn đề này bằng cách bổ sung tùy chọn cho phép tự động lưu nội dung trên ổ RAM vào ổ cứng khi tắt máy và sau đó tải lại dữ liệu vào ổ RAM khi khởi động. Việc này cũng làm tăng tương đối thời gian khởi động và tắt máy tính đặc biệt nếu bạn đang chạy một ổ RAM dung lượng lớn trên một ổ đĩa cứng truyền thống. Ví dụ như, một ổ đĩa RAM 4GB sẽ phải mất vài phút để sao chép dữ liệu sang một ổ cứng 7200 rpm.
Nếu thấy trở ngại vì những điều trên, hãy dùng thử ứng dụng Primo RAMdisk. Chương trình có tính năng Quick Save giúp cập nhật file ảnh ổ RAM trên ổ cứng và chỉ lưu phần dữ liệu mới hay bị thay đổi.
3. Tạo ổ RAM
Trong bài này, ta sẽ sử dụng Dataram’s RAMDisk để tạo một ổ RAM 4GB. Tải và cài đặt phần mềm sau đó khởi chạy RAMDisk Configuration Utitlity. Trên màn hình thiết lập chính, chọn Unformatted và nhập kích thước ổ RAM tính theo megabyte. Lưu ý rằng với bản miễn phí, kích thước ổ RAM tối đa là 4GB.
Tiếp theo, nhấn vào thẻ Load and Save. Nếu bạn muốn phần mềm lưu lại dữ liệu ổ RAM vào ổ cứng khi tắt máy, hãy tích vào tùy chọn Save Disk Image on Shutdown và chọn vị trí lưu file ảnh. Tương tự, tích vào tùy chọn Load Disk Image at Startup và trỏ tới cùng vị trí nếu muốn tải lại dữ liệu đã lưu vào ổ RAM tự động khi khởi động máy.
Nhớ rằng việc này sẽ làm tăng thời gian khởi động và tắt máy. Nếu không dự định sử dụng ổ RAM thường xuyên để lưu dữ liệu quan trọng, ta có thể bỏ hai tùy chọn này. Ổ RAM sẽ được xóa mỗi khi máy tính tắt, nhưng nếu bạn đang lưu chỉ những file tạm trên nó thì mất mát không quan trọng.
Nếu lựa chọn lưu ứng dụng lên ổ RAM và muốn giữ lại file đầu ra của chúng, như là tài liệu hay game save lên ổ truyền thống thì bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách tải file ảnh cho ổ đĩa lúc khởi động nhưng vô hiệu hóa tùy chọn Save at Shutdown. Chỉ cần lưu thủ công file ảnh cứ khi nào bạn bổ sung hay cập nhật một ứng dụng.
Sau khi chọn tùy chọn lưu và tải, kích vào Start RAMDisk và cài đặt ổ Datagram. Chương trình sẽ cảnh báo bạn rằng file ảnh đã thất bại nhưng đừng lo lắng. Bây giờ bạn cần định dạng ổ.
4. Định dạng ổ RAM
Đối với một số người dùng, ổ đĩa mới sẽ xuất hiện tức thì trong Windows Explorer (cùng với ổ C) và việc định dạng rất dễ dàng. Chỉ cần kích chuột phải vào ổ RAM và chọn Format để hiển thị một hộp các lựa chọn. Thay đổi hệ thống file sang định dạng và tích vào tùy chọn Quick Format, đặt tên sau đó kích vào Start.
Không may là, đôi khi ổ RAM lại không xuất hiện tự động trong Windows Explorer và bạn sẽ phải cấp không gian và bắt đầu quá trình định dạng thủ công.
Mở thực đơn Start menu, kích chuột phải vào Computer và chọn Manage. Cửa sổ Computer Management sẽ mở ra. Ở khung bên trái, kích vào Disk Management trong Storage. Bây giờ, tìm đến ổ dán nhãn “Unknown” ở cuối cửa sổ trung tâm. Ta sẽ thấy một thanh màu đen bên cạnh với kích thước RAM và nhãn “Unallocated” dưới thanh.
Kích chuột phải vào ổ và khởi tạo, tích vào tùy chọn MBR. Thiết kế ổ đĩa sẽ đổi nhãn “Unknown” sang “Basic”. Tiếp theo, kích chuột phải vào thanh màu đen và chọn New Simple Volume. Làm theo các bước trong cửa sổ cài đặt và khi các tùy chọn định dạng nhảy ra, sử dụng những thông tin chi tiết được mô tả trước đó. Đặt một chữ cái làm tên ổ (chẳng hạn như R:).
Bây giờ, bạn có thể thấy ổ RAM trong Windows Explorer giống như với những ổ đĩa khác.
5. Chuyển cache trình duyệt sang ổ RAM
Nhiều người sử dụng ổ RAM để lưu file tạm Internet, do tính bất ổn định tự nhiên của ổ RAM sẽ xóa dữ liệu khi máy tính tắt (trừ khi bạn sử dụng tùy chọn tự động lưu file ảnh). Một số người nói rằng việc lưu file trên một ổ RAM cũng giúp làm tăng tốc độ lướt web.
Dưới đây là cách chuyển cache của ba trình duyệt lớn.
Internet Explorer: Vào Tools > Internet Options > General và kích vào Settings trong phần Browsing History. Tại cửa sổ hiện ra, bạn sẽ thấy tùy chọn Move Folder trong phần Temporary Internet Files. Kích vào đây sau đó trỏ IE đến một thư mục lưu đệm trên ổ RAM.
Firefox: Gõ about:config vào thanh địa chỉ và nhấn Enter. Kích chuột phải vào bất kỳ đâu trên danh sách tùy chỉnh Preferences sau đó chọn New String. Nhập browser.cache.disk.parent_directory làm Preference name sau đó liệt kê đường dẫn file vào ổ RAM làm giá trị chuỗi (chẳng hạn như R:\).
Một thư mục Cache chứa các file tạm sẽ xuất hiện trong ổ RAM.
Chrome: Kích chuột phải vào Start menu và chọn Properties. Trong hộp Target:, bạn sẽ thấy đường dẫn file của Chrome kết thúc bằng “chrome.exe”. Bổ sung đoạn sau vào cuối dòng:
<dấu cách>--user-data-dir=”your folder path”
Thay thế your folder path bằng đường dẫn tới thư mục cache trên ổ RAM. Dưới đây là ví dụ:
C:\Users\Brad\AppData\Local\Google\Chrome\Application\chrome.exe --user-data-dir="R:\ChromeCache"
Từ bây giờ, trình duyệt sẽ sử dụng ổ RAM làm vị trí cache mặc định.
6. Hướng dẫn thêm dung lượng ổ RAM
6.1. Chuẩn bị
- Dung lượng RAM 6 GB hoặc nhiều hơn.
- Windows 64-bit: Để hỗ trợ RAM có dung lượng hơn 4 GB, yêu cầu máy tính của bạn phải chạy phiên bản Windows 64-bit.
Nếu muốn kiểm tra xem máy tính của bạn có phải Windows 64-bit hay không, cách đơn giản là kích chuột phải vào biểu tượng Computer chọn Properties.
- Phần mềm RAM Disk: Ngoài RAM bạn cần phải có cả phần mềm tạo ổ đĩa RAM. Có rất nhiều phần mềm để bạn lựa chọn, trong đó phần mềm RAMDisk của DataRAM là một lựa chọn. RAMDisk thiết lập khá đơn giản và hỗ trợ không gian lưu trữ lên đến 4 GB. Phiên bản mất phí hỗ trợ không gian lưu trữ lớn hơn 4 GB.
6.2. Cài đặt RAM
1. Cài đặt DataRAMRAMDisk. Chỉ với 1 cú click chuột và chọn I agree.
2. Chạy tiện ích RamDisk Configuration Utility từ Start Menu.
3. Thiết lập kích thước (size) và định dạng (Type) choRAMDisk trong thẻ Settings. Đơn vị thiết lập kích thước (size) là Megabyte, do đó bạn phải thiết lập kích thước là 4092 MB nếu muốn thiết lập RAM 4 GB hoặc 2046 MB nếu muốn thiết lập RAM 2 GB.
Thiết lập định dạng (type) là unformatted.
4. Kích hoạt Load Disk Image at Startup tại thẻ Local and Save để lưu trữ nội dung ổ RAM trên ổ đĩa cứng hoặc ổ SSD. Mỗi khi bạn mở máy, nội dung nàysẽ xuất hiện lại.
5. Cấu hình Save Image Settings
Kích hoạt Save Disk Image on Shutdown nếu bạn muốn hệ thống tự động lưu lại thay đổi các file image của ổ đĩa RAM khi bạn tắt máy.
Ngoài ra bạn có thể kích hoạt tính năng AutoSave, sẽ tự động viết bất kỳ thay đổi nào trên file image thường xuyên (theo mặc định là 300s).
6. Click chọn Start RAMDisk.
7. Click Install nếu trên màn hình xuất hiện hộp thoại yêu cầu bạn muốn thêm driver.
8. Click chọn Format nếu được yêu cầu format ổ đĩa mới. Nếu chương trình không yêu cầu, tìm tên ổ mới trong Explorer rồi kích chuột phải chọn Format.
9. Chọn File System là NTFS, chọn tên ổ rồi click chọn Format disk.
Lúc này ổ đĩa RAM của bạn đã sẵn sàng cài đặt phần mềm. Cần đảm bảo rằng trong quá trình cài đặt chương trình bạn muốn trên ổ đĩa, bạn lựa chọn đúng tên ổ. Ngoài ra bạn có thể tạo một thư mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét