Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Các lệnh cơ bản trong Linux

 

Các lệnh cơ bản trong Linux

Trước khi học các lệnh cơ bản trong Linux, hãy mở giao diện dòng lệnh. Nếu bạn dùng VPS từ xa, hãy dùng putty để truy cập SSH vào giao diện dòng lệnh trên máy VPS của bạn.

Còn nếu bạn đang dùng trên máy Linux local, bạn có thể tìm thấy giao diện dòng lệnh trong phần Utilities.

Sau đây là danh sách các lệnh cơ bản trong Linux bạn cần biết

1. pwd command

Command pwd được dùng để tìm đường dẫn của thư mục hiện tại (folder) mà bạn đang ở trong đó. Command này sẽ trả về đường dẫn hoàn chỉnh (đầy đủ), bắt đầu bằng dấu gạch chéo (/). Ví dụ một đường dẫn hoàn chỉnh là /home/username.

2. Command cd

Để chuyển hướng trong hệ thống tập tin Linux, bạn có thể sử dụng command cd. Nó sẽ cần nhập đường dẫn đầy đủ hoặc tên thư mục bạn muốn chuyển tới.

Nếu bạn đang ở trong /home/username/Documents và muốn đến Photos, thư mục con của Documents, chỉ cần gõ cd Photos.

Trường hợp khác là nếu bạn muốn chuyển sang danh mục hoàn toàn mới, như /home/username/Movies. Lúc này, bạn phải gõ cd theo danh mục đường dẫn hoàn chỉnh như sau:

cd /home/username/Movies

Có nhiều cách di chuyển nhanh bằng cd như sau:

  • cd .. (với 2 chấm) để chuyển lên 1 cấp thư mục trên
  • cd để tới thẳng thư mục home
  • cd- (với dấu gạch ngang) để chuyển tới thư mục bạn đã ở trước đó

Mặt khác, shell của Linux phân biệt chữ hoa chữ thường nên bạn phải gõ tên danh mục thật chính xác.

3. Command ls

Command ls được dùng để xem nội dung thư mục. Mặc định là command này sẽ hiển thị danh sách file trong thư mục hiện tại.

Nếu bạn muốn xem nội dung thư mục khác, hãy nhập ls và sau đó là đường dẫn thư mục. Ví dụ: nhập ls /home/username/Document để xem nội dung của Documents.

Có nhiều phiên bản để dùng với lệnh ls như sau:

  • ls -R liệt kê các file bao gồm cả các thư mục phụ bên trong
  • ls -a liệt kê những file ẩn
  • ls -al liệt kê tất cả file và thư mục với thông tin chi tiết như phân quyền, kích thước, chủ sở hữu, vân vân.

4. Command cat

cat là một trong các lệnh cơ bản trong Linux được sử dụng thường xuyên nhất trong Linux. Nó được dùng để xem nội dung file trên output tiêu chuẩn (sdout). Để chạy lệnh này, gõ cat theo sau là tên file và phần mở rộng. Ví dụ: cat file.txt.

Có nhiều cách để sử dụng cat command linux:

  • cat > filename tạo ra file mới
  • cat filename1 filename2>filename3 nhập 2 files (1 và 2) để lưu kết quả vào file (3)
  • để chuyển một file từ in thường tới in hoa hoặc ngược lại, cat filename | tr a-z A-Z >output.txt

5. Command cp

Sử dụng command cp để sao chép files từ thư mục hiện tại. Chẳng hạn, command cp scenery.jpg /home/username/Pictures sẽ tạo bản copy của scenery.jpg vào danh mục Pictures.

6. Command mv

Công dụng chính của command mv là di chuyển files, dù nó cũng có thể được dùng để đổi tên files.

Arguments trong command này tương tự như command cp. Bạn cần nhập mv, tên file và điểm đến của thư mục. Ví dụ: mv file.txt /home/username/Documents.

Để đổi tên files, cú pháp là mv oldname.ext newname.ext

7. Command mkdir

Command mkdir đượ dùng để tạo thư mục mới – giống như mkdir Music sẽ tạo thư mục mới gọi là Music.

Một số cách dùng cộng thêm của lệnh mkdir:

  • Để tạo một thư mục mới bên trong thư mục khác, sử dụng lệnh Linux cơ bảnsau: mkdir Music/Newfile
  • sử dụng p (parents) option để tạo thư mục giữa 2 thư mục đã tồn tại. Ví dụ, mkdir -p Music/2020/Newfile sẽ tạo thư mục “2020”

8. Command rmdir

Nếu bạn cần xóa thư mục, sử dụng command rmdir. Tuy nhiên, rmdir chỉ cho phép bạn xóa các thư mục trống.

9. Command rm

Command rm được sử dụng để xóa thư mục cùng và nội dung bên trong. Nếu bạn chỉ muốn xóa thư mục – tương tự như lệnh rmdir – sử dụng rm -r.

Lưu ý: Khi dùng các lệnh cơ bản trong Linux bạn cần cẩn thận, đặc biệt là lệnh này. Bạn cần kiểm tra kỹ bạn đang ở thư mục nào. Nó sẽ xóa mọi thứ và không khôi phục được.

10. Command touch

Command touch cho phép bạn tạo files mới trống thông qua dòng lệnh. Ví dụ: nhập touch /home/username/Documents/Web.html để tạo file HTML tiêu đề Web trong thư mục Documents.

11. Command locate

Bạn có thể sử dụng lệnh này để locate (định vị) file, giống như lệnh tìm kiếm trong Windows. Hơn nữa, việc sử dụng argument -i với lệnh này làm cho nó không còn phân biệt chữ hoa chữ thường, nên bạn có thể tìm file ngay cả khi không nhớ tên chính xác.

Để tìm file chứa hai hoặc nhiều từ, hãy sử dụng dấu hoa thị (*). Ví dụ: command locate -i school*note sẽ tìm tất cả file nào chứa từ “school” và “note”, không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.

12. Command find

Tương tự như command locate, command find cũng tìm files. Sự khác biệt là bạn sử dụng command find để xác định vị trí files trong thư mục nhất định.

Ví dụ, command find /home/ -name notes.txt sẽ tìm file tên notes.txt trong thư mục chính và thư mục con của nó.

Một vài biết thể để dùng lệnh find là:

  • Để tìm file trong thư mục hiện tại, dùng lệnh find . -name notes.txt
  • Để tìm thư mục được dùng, / -type d -name notes. txt

13. Command grep

Đây là một trong số các lệnh cơ bản trong Linux hữu ích được dùng hằng ngày. Command grep cho phép bạn tìm kiếm tất cả text thông qua tập tin nhất định.

Để minh họa, grep blue notepad.txt sẽ tìm từ blue trong file notepad. Các dòng có chứa từ được tìm sẽ hiển thị đầy đủ.

14. sudo command

Command sudo là viết tắt của “SuperUser Do”, cho phép bạn thực hiện các tác vụ yêu cầu quyền quản trị hoặc quyền root. Tuy nhiên, không nên sử dụng lệnh này hàng ngày vì dễ xảy ra lỗi nếu làm sai.

15. Command df

Command df dùng để nhận báo cáo về dung lượng lưu trữ được sử dụng trên hệ thống, hiển thị theo tỷ lệ phần trăm và KBs. Nếu bạn muốn xem báo cáo tính bằng megabyte, hãy nhập df -m.

16. Command du

Nếu bạn muốn kiểm tra dung lượng của file hoặc của thư mục, command du (Disk Usage – Dung lượng lưu trữ) sẽ làm chuyện này. Tuy nhiên, bản tóm tắt về dung lượng lưu trữ sẽ hiển thị block numbers của ổ đĩa thay vì định dạng kích thước thông thường. Nếu bạn muốn xem theo byte, kilobyte và megabyte, hãy thêm argument -h vào dòng lệnh.

17. Command head

Command head được sử dụng để xem dòng đầu tiên của bất kỳ file văn bản nào. Theo mặc định, nó sẽ hiển thị 10 dòng đầu tiên, nhưng bạn có thể thay đổi số này theo ý mình. Ví dụ: nếu bạn chỉ muốn hiển thị 5 dòng đầu tiên, hãy nhập head -n 5 filename.ext.

18. Command tail

Command này có chức năng tương tự như command head, nhưng thay vì hiển thị dòng đầu tiên, command tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng của file văn bản. Ví dụ, tail -n filename.ext.

19. diff command

Viết tắt của difference, command diff sẽ so sánh nội dung của 2 files từng dòng một. Sau khi phân tích files này, nó sẽ xuất ra các dòng không khớp nhau. Lập trình viên thường dùng lệnh này khi cần thực hiện một số thay đổi chương trình thay vì viết lại toàn bộ mã nguồn.

Hình thức đơn giản nhất của lệnh này là diff file1.ext file2.ext

20. Command tar

Command tar là command được sử dụng rộng rãi nhất để lưu trữ nhiều file vào tarball – một định dạng file Linux phổ biến tương tự định dạng zip, nhưng nén file thì tùy.

Lệnh này khá phức tạp với danh sách chức năng dài như thêm files mới vào một archive hiện có, liệt kê nội dung của archive, giải nén nội dung từ archive và nhiều chức năng khác. Xem lại một số ví dụ thực tế để biết thêm về các chức năng khác.

21. Command chmod

Command chmod là một command thiết yếu khác, dùng để thay đổi quyền đọc, ghi và quyền thực thi files và thư mục. Vì lệnh này khá phức tạp nên bạn có thể đọc hướng dẫn đầy đủ để thực hiện đúng.

22. Command chown

Trong Linux, tất cả files được sở hữu bởi một người dùng cụ thể. Command chown cho phép bạn thay đổi hoặc chuyển quyền sở hữu file sang tên người dùng được chỉ định. Chẳng hạn, chown linuxuser2 file.ext sẽ biến linuxuser2 thành chủ sở hữu file.ext.

23. Command jobs

Command jobs sẽ hiển thị tất cả jobs hiện tại và trạng thái jobs. Job cơ bản là một tiến trình được tạo bởi shell.

24. Command kill 

Nếu có chương trình nào đó không phản hồi, bạn có thể chấm dứt chương trình thủ công bằng cách sử dụng command kill. Nó sẽ gửi tín hiệu nhất định đến những ứng dụng đang hoạt động sai và hướng ứng dụng tự chấm dứt.

Có tổng cộng 64 tín hiệu có thể sử dụng, nhưng mọi người thường chỉ dùng 2 tín hiệu:

  • SIGTERM (15) – yêu cầu chương trình ngừng chạy và chờ một chút để lưu tất cả tiến trình. Nếu bạn không chỉ định tín hiệu khi nhập command kill, tín hiệu này sẽ được sử dụng.
  • SIGKILL (9) – buộc các chương trình phải dừng ngay lập tức. Tiến trình nào chưa lưu sẽ bị mất.

Ngoài việc biết về tín hiệu, bạn cũng cần biết Số nhận diện quá trình (PID) của chương trình muốn kill. Nếu bạn không biết PID, chỉ cần chạy lệnh ps ux.

Sau khi biết tín hiệu muốn dùng và PID của chương trình, hãy nhập cú pháp sau:

kill [signal option] PID.

25. Command ping

Sử dụng command ping để kiểm tra trạng thái kết nối của bạn với server. Ví dụ: bằng cách nhập ping google.com, lệnh sẽ kiểm tra xem bạn có thể kết nối với Google hay không và đo thời gian phản hồi.

26. Command wget

Một dòng lệnh cực kỳ hữu ích của Linux – bạn có thể tải file từ internet xuống với sự trợ giúp của command wget. Để làm được, chỉ cần gõ wget, đằng sau là link tải xuống.

27. Command uname

Command uname, viết tắt của Unix Name, sẽ in thông tin chi tiết về hệ thống Linux của bạn như tên máy, hệ điều hành, kernel, v.v.

28. Command top

Là terminal tương đương với Task Manager trong Windows, command top sẽ hiển thị danh sách tiến trình đang chạy và lượng CPU mà tiến trình đó sử dụng. Rất có ích khi bạn giám sát dung lượng lưu trữ tài nguyên trên hệ thống, đặc biệt là biết được quá trình nào cần chấm dứt vì tiêu thụ quá nhiều tài nguyên.

29. Command history

Khi bạn sử dụng Linux một thời gian nhất định, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy bạn đang chạy hàng trăm lệnh mỗi ngày. Vì vậy việc chạy command history đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn xem lại những command bạn nhập trước đó.

30. Command man

Bạn nhầm lẫn về chức năng của các commands? Đừng lo, bạn có thể học cách sử dụng chúng dễ dàng từ shell của Linux bằng cách dùng command man. Ví dụ, nhập man tail sẽ hiển thị hướng dẫn thủ công của command tail.

31. Command echo

Lệnh này được dùng để chuyển dữ liệu vào một file. Ví dụ, nếu bạn muốn thêm text “Hello, my name is John” vào trong file  name.txt, bạn nhập ệnh echo Hello, my name is John >> name.txt

32. Command zip, unzip

Sử dụng lệnh zip để nén file thành zip archive và lệnh unzip để giải nén file zipped trong zip archive.

33. Command hostname

Nếu bạn muốn biết tên của một máy / mạng máy tính bạn chỉ cần gõ hostname. Thêm option -I vào cuối file để hiển thị địa chỉ IP address của network bạn.

34. Command useradd, userdel

Vì Linux là một hệ máy đa người dùng, có nghĩa là nhiều hơn 1 người tương tác với máy cùng lúc. useradd được dùng để tạo user mới, còn passwd đặt mật khẩu cho một tài khoản user. Để thêm user có tên John, useradd John rồi thiết lập password bằng lệnh passwd 123456789.

Để xóa một user cũng tương tự như thêm user. Để xóa user account, nhập lệnh userdel UserName

Thủ thuật và một số mẹo

Sử dụng lệnh clear để dọn dẹp terminal cho gọn nếu có quá nhiều command đã được thực thi trước.

Thử dụng nút TAB để tự điền vào thông tin đang gõ. Ví dụ, nếu bạn gõ Documents, bạn chỉ cần gõ một số ký tự đầu (như nếu dùng cd thì gõ cd Docu, rồi nhấn TAB). Termianl sẽ tự động hoàn tất cho bạn, kết quả nó sẽ hiện cd Documents.

Ctrl+C  Ctrl+Z được dùng để dừng bất kỳ command nào đang chạy. Ctrl+C sẽ an toàn dừng command một cách an toàn, còn Ctrl+Z sẽ buộc dừng.

Nếu đột ngột terminal bị đóng băng, hãy gõ Ctrl+S, chỉ cần unfreeze bằng lệnh Ctrl+Z.

Ctrl+A chuyển đến đoạn đầu của dòng trong khi đó Ctrl+E chuyển tới cuối dòng.

Bạn có thể chạy nhiều command cùng lúc trong cùng một dòng lệnh bằng cách dùng dấu “;” để tắch chúng ra. Ví dụ Command1; Command2; Command3. hoặc dùng dấu && nếu bạn muốn chạy các lệnh cơ bản trong Linux một cách tuần tự, lệnh sau chỉ chạy khi lệnh đầu thành công.

Tóm lại

Các lệnh cơ bản trong Linux giúp người dùng thực hiện tác vụ dễ dàng và hiệu quả. Bạn có thể mất ít thời gian để nhớ, cả với một số lệnh cơ bản, nhưng bạn sẽ rất nhanh chóng nhớ hết nếu thực hành vài lần.

Việc biết và thành thạo các lệnh cơ bản trong Linux sẽ rất có ích. Linux command tỏ ra hiệu quả hơn nhiều khi quản lý VPS, hay các máy Linux khác. Chúc bạn may mắn!

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Hướng dẫn kích hoạt tài khoản root trong Ubuntu 16.04 hoặc 18.04

 

Hướng dẫn kích hoạt tài khoản root trong Ubuntu 16.04 hoặc 18.04

Với Ubuntu, mặc định tài khoản root sẽ bị vô hiệu hóa cho đến khi bạn kích hoạt nó. Việc kích hoạt rất đơn giản là bạn thay đổi password của tài khoản root. Để kích hoạt đầu tiên bạn đăng nhập vào Ubuntu với tài khoản user có quyền sudo và thực hiện command sau:

Đăng nhập bằng tài khoản user:

Chuyển về quyền đăng nhập bằng tài khoản root:

Ở bước này có 2 cách bạn có thể thực hiện:

Cách 1: sử dụng lệnh sudo

# sudo passwd root

Cách 2: chuyển về tài khoản root rồi thay đổi pass

# sudo -i

Sau đó thay đổi pass root

# passwd root

Tiếp theo vào sshd config để cho truy cập ssh bằng tài khoản root:

# sudo vi /etc/ssh/sshd_config

Tìm tới dòng

PermitRootLogin prohibit-password

Và chuyển sang PermitRootLogin yes

Lưu lại file sshd_config là xong.

Chúc bạn thành công

English: How to Enable SSH Root Login on Ubuntu 16.04

As what we wrote in the previous article on how to allow SSH root on Ubuntu 14.04, after installing a fresh new copy of Ubuntu 16.04 LTS, we find that once again (for better security) ssh root access has been configured to “prohibit-password” by default. This prevents root login via SSH.

Before you begin the following steps, make sure you first enabled root password. By default in Ubuntu root password is empty, so it can not be accessed remotely via SSH.

How to install and Configure NTP client on CentOS/RHEL to Synchronize the Clock

You would have to change the empty root password to login directly. Personally, I strongly suggest you login to root through your sudo account with sudo -i.

The following steps will explain how to Enable SSH Root Login on Ubuntu 16.04.

1. How to enable root password ?

ehowstuff@ubuntu16:~$ sudo passwd root
Enter new UNIX password:
Retype new UNIX password:
passwd: password updated successfully

2. How to Enable SSH Root Login on Ubuntu 16.04 (sshd_config -> change permitrootlogin to yes)

Open sshd config file :

# vi /etc/ssh/sshd_config


Comment out and add the following line :

..
# Authentication:
LoginGraceTime 120
PermitRootLogin prohibit-password
StrictModes yes
..

..
# Authentication:
LoginGraceTime 120
#PermitRootLogin prohibit-password
PermitRootLogin yes
StrictModes yes
..

3. Finally, apply the changes by restart or reload sshd service :

# systemctl restart sshd

Nguồn: webhostinggeeks.com

How to Check Firewall Status in Ubuntu Firewall

 

How to Check Firewall Status in Ubuntu Firewall

In the last lesson we learned how to enable and disable Ubuntu Firewall in Ubuntu Linux. In This tutorial we are going to learn how to check the firewall status in Ubuntu UFW.

To check firewall status use the ufw status command in the terminal.

sudo ufw status

If the firewall is enabled, you will see the list of firewall rules and the status as active. If the firewall is disabled, you will get the message “Status: inactive”.

For more detailed status use verbose option with ufw status command.

sudo ufw status verbose

Verbose option displays additional settings including default firewall settings.

How to Check Firewall Status in Ubuntu Firewall

Display firewall rule numbers

The numbered option of the ufw status command will display the rule number.

sudo ufw status numbered

ufw status firewall rule number

Once we know the rule number, We can use rule number to modify existing firewall rules. For example, I can delete the firewall rule number by typing

sudo ufw delete 4

Filter Firewall status with grep command

The Linux grep command will help us to filter the output of the ufw status command.

Example : Display default firewall policy

sudo ufw status verbose | grep -i default

ubuntu firewall status default policy

Example : Filter the by specific port

sudo ufw status | grep 22

Rules related to the ssh port 22 will be displayed

ubuntu firewall status filter port

sudo ufw status | grep -i deny

ubuntu check firewall status ufw
This time we filter the status to display firewall rules that have

Cách để Lấy quyền root trên Ubuntu

 

Cách để Lấy quyền root trên Ubuntu

Tải về bản PDF

Để thực thi tác vụ của quản trị viên trên Linux, bạn phải có quyền truy cập root (người dùng cấp cao hay siêu người dùng). Việc có một tài khoản root riêng rất phổ biến trên hầu hết các bản phát hành Linux, tuy nhiên Ubuntu lại mặc định vô hiệu hóa quyền người dùng cấp cao. Điều này nhằm ngăn ngừa việc bạn vô tình gây ra lỗi và giữ hệ thống an toàn trước những đối tượng xâm nhập khả nghi. Để thực thi lệnh yêu cầu quyền truy cập root, bạn hãy dùng sudo.

Phương pháp 1
Thực thi root với lệnh sudo

  1. 1
    Nhấn Ctrl+Alt+T để mở cửa sổ terminal. Bởi vì Ubuntu mặc định khóa tài khoản root nên bạn không thể sử dụng lệnh su để trở thành người dùng cấp cao như trong bản phát hành Linux khác.[1] Thay vào đó, hãy bắt đầu lệnh của bạn với sudo.
  2. 2
    Nhập sudo vào trước lệnh. "Sudo" là viết tắt của "Super User Do." Khi bạn dùng sudo để bắt đầu lệnh, lệnh sẽ được thực thi dưới quyền người dùng cấp cao.
    • Ví dụ: lệnh sudo /etc/init.d/networking stop sẽ ngừng dịch vụ mạng, còn lệnh sudo adduser sẽ thêm người dùng mới vào hệ thống. Những tác vụ này đều yêu cầu quyền người dùng cấp cao.
    • Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu trước khi sudo thực thi lệnh. Linux sẽ lưu mật khẩu của bạn trong 15 phút, vì thế bạn không cần phải nhập đi nhập lại.
  3. 3
    Nhập gksudo trước khi thực thi lệnh mở chương trình nào đó với giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface, gọi tắt là GUI). Vì lý do bảo mật, Ubuntu không khuyến cáo sử dụng "sudo" để mở các chương trình trong GUI.[2] Thay vào đó, hãy nhập gksudo vào trước lệnh khởi động chương trình.
    • Ví dụ: bạn có thể gõ gksudo gedit /etc/fstab để mở tập tin "fstab" bằng chương trình biên tập Gedit trong GUI.
    • Nếu bạn sử dụng KDE Window Manager, hãy dùng kdesudo thay vì gksudo.
  4. 4
    Giả lập môi trường người dùng cấp cao (root shell). Nếu bạn là người dùng nâng cao cần truy cập root shell thực sự để thực thi những kịch bản cụ thể, bạn có thể giả lập môi trường người dùng cấp cao với sudo –i. Lệnh này sẽ cho bạn quyền truy cập của người dùng cấp cao với các biến môi trường của root.[3]
    • Hãy nhập lệnh sudo passwd root để tạo mật khẩu root, về cơ bản là "kích hoạt" tài khoản. Bạn đừng quên mật khẩu này.
    • Nhập sudo -i. Sau đó nhập mật khẩu root khi được yêu cầu.
    • Trình thông dịch dòng lệnh sẽ đổi từ $ thành #, nghĩa là bạn đã có quyền truy cập root.
  5. 5
    Cấp quyền truy cập sudo cho người dùng khác. Nếu bạn đang thiết lập tài khoản cho ai đó vốn không có quyền root, bạn cần thêm tên người dùng của họ vào nhóm sudo. Để tiến hành, bạn gõ usermod -aG sudo username (thay "username" bằng tên người dùng cụ thể).[4]

Phương pháp 2
Kích hoạt người dùng cấp cao

  1. 1
    Nhấn Ctrl+Alt+T để mở cửa sổ terminal. Vì mục đích bảo mật (và tránh hư hỏng), tài khoản người dùng cấp cao luôn bị khóa theo mặc định. Để thực thi lệnh dưới quyền người dùng cấp cao một cách an toàn, thay vào đó bạn nên sử dụng sudo hoặc gksudo. Nếu bạn nhất định phải có tài khoản root riêng (trường hợp như yêu cầu từ chương trình nào đó mà doanh nghiệp của bạn sử dụng, hoặc máy tính chuyên dụng này chỉ được sử dụng bởi một người dùng duy nhất), bạn có thể kích hoạt tài khoản người dùng cấp cao bằng một số lệnh đơn giản.
    • Ubuntu không khuyến cáo việc kích hoạt tài khoản người dùng cấp cao vì điều này có thể mang rủi ro đến cho hệ thống.[5]
  2. 2
    Nhập sudo passwd root và nhấn Enter. Bạn sẽ được yêu cầu đặt mật khẩu mới cho tài khoản người dùng cấp cao.[6] Hãy ghi nhớ mật khẩu này.
  3. 3
    Nhập mật khẩu, sau đó nhấn Enter.
  4. 4
    Nhập lại mật khẩu khi được hỏi, sau đó nhấn Enter. Vậy là tài khoản người dùng cấp cao đã được cài mật khẩu.
  5. 5
    Nhập su - vào rồi nhấn Enter. Nhập mật khẩu root khi được yêu cầu trong lời nhắc root.
    • Để vô hiệu hóa tài khoản người dùng cấp cao, bạn nhập lệnh sudo passwd -dl root.[7]

Lời khuyên

  • Bạn nên hạn chế tối đa việc đăng nhập dưới quyền người dùng cấp cao. Bạn có thể thực thi hầu hết các lệnh cần quyền root với sudo hoặc gksudo.
  • Bạn cũng có thể sử dụng sudo –i để truy cập shell của người dùng khác trên hệ thống. Ví dụ, để trở thành “thao”, bạn gõ lệnh sudo –I thao và nhập mật khẩu CỦA BẠN (chứ không phải của “thao”) vào khi được yêu cầu.